Y TẾ GIA ĐÌNH ONLINE h1

Test thử Cúm A_Influenza Ag (H1N1,...,H5N1

Test thử Cúm A_Influenza Ag (H1N1,...,H5N1

Test thử Cúm A_Influenza Ag (H1N1,...,H5N1

Mã Sản Phẩm:

Giá

1 vnđ

Số lượng

Phát hiện virus cúm A và B.
-          Mẫu bệnh phẩm: dịch tiết mũi và hầu họng.
-          Độ chính xác: độ nhạy (91.8%), độ đặc hiệu (98.9%) so với phương pháp cấy và RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng.

Vật liêu được cung cấp:

      -          Kít thử
-          Ống nghiệm
-          Dung môi
-          Que bệnh phẩm tiệt trùng.
-          Que chuẩn (A+, B+ và Negative)/hộp
-          Ống hút nhỏ giọt.

Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Một số thông tin về virus cúm và các đại dịch cúm


1. Phân loại virus cúm:

  • Virus gây bệnh cúm bao gồm ba chủng: chủng virus nhóm A, chủng virus nhóm B và chủng virus nhóm C. Phân loại chủng Virus cúm căn cứ vào sự hiện diện của các glycoprotein bề mặt (glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu: Hemagglutinin (H) và men tan nhầy Neuraminidase (N), và được gọi là các yếu tố kháng nguyên của virus.
  • Các chủng virus cúm A và virus cúm B bao gồm các nhóm khác nhau. Các yếu tố H và N do các gene quy định nên khi các gene biến đổi, những yếu tố kháng nguyên này biến đổi theo. Có hai loại biến đổi ở mức độ phân tử:
+ Các đột biến điểm (point mutations): Thường sảy ra trên hai gene mã hóa các thành phần kháng nguyên dẫn đến các biến đổi nhỏ của H và N (người ta dùng thuật ngữ biến đổi trôi dạt (antigenic drift) để mô tả các đột biến kiểu này). Kết quả hình thành nhiều kiểu kháng nguyên H và N khác nhau được ghi nhận bằng các ký hiệu H1, H2, H3 v.v. và N1, N2, N3, v.v. Vì vậy để ký hiệu mỗi loại virus ta dùng một nhóm gồm hai ký hiệu một từ H và một từ N như: H1N1, H1N2, H2N2, H5N1.... Điều đáng lưu ý là kết quả của biến đổi trôi dạt dẫn đến sự ra đời của chủng virus cúm mới mà kháng thể đối với các chủng virus trước nó không nhận ra được. 

+ Các biến đổi lớn có tính chuyển đổi (antigenic shift) sảy ra khi virus cúm nhiễm từ loài này sang loài khác hoặc do trộn lẫn, tái tổ hợp gene của virus cúm ở các loài khác nhau (ví dụ giữa virus cúm A ở người và virus cúm A ở gia cầm). Khi loại biến đổi này sảy ra sẽ cho ra đời một phân chủng virus mới mà tác hại của nó khó thể lường trước được. Đây là một trong những yếu tố để một đại dịch bùng phát. 

Chủng virus cúm nhóm A được chia thành các phân nhóm dựa vào tổ hợp các kháng nguyên (H) và các kháng nguyên (N). Tất cả có 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, khi tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm chủng A khác nhau

Các loài chim hoang dã, gia cầm, lợn, ngựa, một số động vật khác và người có thể trở thành vật chủ của tất cả các phân chi của virus cúm A. 

Một số chủng virus cúm nhóm A đã được xác định nhiễm cả người và gia cầm bao gồm: 
- Cúm A H5: Gồm 5 phân nhóm đã được xác đinh, trong đó nhóm có độc lực cao H5N1 đã và đang lưu hành tại châu Á và châu Âu. 
- Cúm A H7: Gồm 9 phân nhóm đã được xác đinh. H7 có thể nhiễm từ các loài chim hay gia cầm mang virus sang người. Người bị nhiễm các virus H7 có thể biểu hiện triệu chứng từ viêm kết mạc mắt hay các triệu chứng tổn thương đường hô hấp trên hoặc cả hai. Đặc biệt, H7 hiện diện trong cả nhóm có độc lực thấp và nhóm có độc lực cao. Nhìn chung, H7 có thể gây bệnh cho người từ biểu hiện các triệu chứng dạng nhẹ cho đến tử vong. 
- Cúm A H9: Gồm 9 phân nhóm có thể nhiễm ở người (ít sảy ra và có độc lực thấp).

  • Virus cúm B (influenza type B): Thường chỉ phát hiện thấy ở người nhưng ít gây thành dịch như virus cúm A.
  • Virus cúm C (influenza type C): Người bị nhiễm virus cúm C có thể biểu hiện các triệu chứng ở dạng nhẹ. Virus cúm C không gây thành dịch. 2. Một số dịch cúm đã xảy ra trên thế giới:
H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus gây ra dịch cúm Tây Ban Nha. Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thường được coi là chủng gây cúm lợn, nhưng có khả năng truyền nhiễm. Dịch cúm Tây Ban Nha (H1N1) đã làm tử vong 50 triệu người ở Châu Âu và Châu Mỹ vào năm 1918.

H5N1 là phân chi virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 3 năm 2009 theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có 256 người tử vong do cúm gia cầm trong số 412 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.

Một số phân nhóm khác của Vius cúm A đã được phát hiện:
Từ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã được phát hiện xâm nhiễm vào người.
H2N2 gây nên dịch cúm châu Á vào năm 1957 và 1958 đã làm chết khoảng 1 triệu người trên thế giới. 
H3N2 được phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch cúm Hồng Kông vào năm 1968, 1969 đã gây tử vong 750.000 người. Đây là đại dịch gây tử vong lớn nhất thế kỷ 20. 
H7N2 bùng phát trong gia cầm vào năm 2002, 44 người đã được phát hiện là bị nhiễm virus tại bang Virginia, Hoa Kỳ. 
H7N3 được phát hiện tại một số trang trại gia cầm tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến tháng 4 năm 2004, đã có 18 trang trại phải cách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của loài virus này. Có 2 trường hợp người dân vùng này bị nhiễm virus cúm này. 
H7N7 Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm virus cúm H7N7 sau một đợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một trường hợp đã tử vong. 
H9N2 - Loại virus này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng "gây nhiễm thấp". Ba trường hợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy bị nhiễm virus và tất cả đều đã qua khỏi. Trong tháng 10 năm 2005, một dịch cúm bùng phát tại thị trấn Tolima, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không một trường hợp nào bị virus gây nhiễm cho người. 

4. Thông tin mới về Virus cúm A H1N1 năm 2009:
Theo Tiến sĩ Bernard Vallat, tổng giám đốc của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), virus cúm xuất hiện cuối tháng 4 năm 2009 ở Mexico và một số nước là một thể hỗn hợp của nhiều loại virus. Hiện tại nó chỉ truyền nhiễm từ người sang người chứ hoàn toàn không phải từ lợn sang người. Cúm lợn thực sự ít lây nhiễm cho con người. Như vậy, bệnh cúm năm 2009 này gọi là cúm lợn là không hoàn toàn chính xác. Ở nhiều nước đã không gọi là "cúm lợn" mà gọi là "cúm A H1N1". Do lầm tưởng cúm A H1N1 là cúm lợn Ai Cập là nước đầu tiêu cho tiêu diệt toàn bộ đàn lợn.

Theo giáo sư Neil Ferguson, hiện có mặt trong Uỷ ban khẩn cấp chống dịch bệnh bùng phát của WHO, còn quá sớm để nói rằng virus cúm mới sẽ gây ra số lượng tử vong lớn, kém hoặc nguy hiểm hơn virus cúm mùa thông thường. Ông nhấn mạnh, qua sự bùng phát của dịch cúm A H1N1 tại Mexico có thể thấy virus mới nguy hiểm tương đương với loại virus gây ra đại dịch năm 1957 làm hai triệu người thiệt mạng trên thế giới. Tuy nhiên, loại virus này không kinh khủng như virus gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ảnh hưởng đầy đủ của nó chỉ xác định được khi mùa cúm xuất hiện vào mùa thu và mùa đông tới. Virus H1N1 lây lan tới bán cầu nam vào đúng thời điểm mùa cúm có thể thực sự là đại dịch. Nó dường như sẽ lây lan khắp thế giới trong vòng 6-9 tháng tới, ảnh hưởng tới 1/3 dân số toàn cầu. Cúm mùa thông thường ảnh hưởng tới khoảng 10% dân số thế giới mỗi năm. Các nước phải chuẩn bị hướng tới một mùa cúm có lẽ tồi tệ gấp ba thông thường. Cúm A H1N1 có thể giết chết 4/1.000 người mắc bệnh. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),đến nay 9/6/2009 đã có gần 140 người chết và khoảng 25.000 người nhiễm cúm A H1N1 tại gần 70 quốc gia trên thế giới. Số người nhiễm cúm A H1N1 ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đã vượt con số 120, trong đó các địa phương có số bệnh nhân nhiều nhất là Quảng Đông, Bắc Kinh, Phúc Kiến và Thượng Hải. Hầu hết người mắc virus đều có triệu chứng tương đối nhẹ. Thái Lan là quốc giá Đông Nam Á đầu tiên phát hiện bệnh nhân dương tính với cúm A H1N1.
 
HBĐ (tổng hợp)
Theo Tạp chí KH,CN&MT số 3 năm 2009